Bạn nhà nông
Hướng dẫn gieo trồng giống đậu đũa cao sản số 4
12/03/2020
Là giống đậu đũa OP do Vinaseed Group chọn lọc và tuyển chọn
I. NGUỒN GỐC
- Là giống đậu đũa OP do Vinaseed Group chọn lọc và tuyển chọn.
II. ĐẶC TÍNH GIỐNG
Giống sinh trưởng phát triển khỏe; bộ lá lớn và xanh bền; ra hoa đều và tập chung; sau trồng 45 - 50 ngày bắt đầu cho thu hoạch quả, thời gian thu hoạch quả kéo dài 40 - 50 ngày; quả dạng thuôn dài và có từ 15 - 18 hạt, quả có chiều dài 60 - 80 cm, vỏ quả màu xanh nhạt; thịt quả ăn giòn, ngọt và không bị mất màu xanh khi chế biến. Tiềm năng năng suất của giống đạt 20 - 25 tấn/ha. Giống có khả năng chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh hại chính, chống chịu trung bình với bệnh đốm lá và sương mai.
III. YÊU CẦU KỸ THUẬT
3.1. Thời vụ
Ở các tỉnh miền Bắc có thể gieo trồng nhiều thời vụ trong năm:
- Vụ Xuân Hè: Gieo hạt tháng 2 đến tháng 3
- Vụ Hè Thu: Gieo hạt tháng 5 đến tháng 6
- Vụ Thu Đông: Gieo hạt tháng 8 đến tháng 9
- Vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 11 đến tháng 12
3.2 Chuẩn bị đất trồng
3.2.1 Chọn đất
- Đất trồng là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, độ pH 5,5- 6,0, chủ động tưới, tiêu.
3.2.2 Làm đất, phủ luống, làm giàn
- Luống trồng rộng 1,4 m, mặt luống rộng 0,8 - 1 m, luống cao 0,3 m; đường công tác rộng 0,3 m.
- Sử dụng màng phủ nông nghiệp để phủ kín bề mặt luống.
3.3 Gieo trồng và chăm sóc
3.3.1 Mật độ và khoảng cách gieo trồng
- Trồng hai hàng trên luống, hàng x hàng 0,6 - 0,8 m, cây x cây 0,35 m. Mật độ trồng 81.600 - 81.400 cây/ha (mỗi hốc trồng 2 cây).
3.3.2 Gieo hạt và chăm sóc
Gieo hạt:
- Mỗi hốc gieo từ 2 - 3 hạt, sau khi cây mọc tỉa dặm chỉ để lại 2 cây trên một hốc. Lượng hạt giống gieo 16 - 18 kg trên 1 ha.
- Gieo hạt ở độ sâu 2 - 3 cm, sau đó lấp một lớp đất mỏng kín hạt. Sau 3 - 4 ngày hạt bắt đầu nảy mầm nhú lên khỏi mặt đất.
Chăm sóc sau gieo:
+ Tưới nước:
- Sau gieo hạt cần tưới đủ ẩm để hạt nhanh nảy mầm, tốt nhất nên tưới nước đủ ẩm đất sau đó tiến hành gieo hạt.
- Tưới nhiều nước lúc ra hoa trái rộ, nên dùng phương pháp tưới thấm vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu nhiều nước. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi.
- Cây đậu đũa đặc biệt mẫn cảm với ngập úng vì vậy sau mưa cần khẩn trương rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.
+ Bón phân:
- Lượng phân bón và phương pháp bón cho 1 ha.
Loại phân
Thời kỳ bón |
Phân vi sinh Thăng Long (kg) |
NPK 15.15.15 (kg) |
Ure (kg) |
Super lân (kg) |
Kali (kg) |
Bón lót |
3000 |
150 |
0 |
100 |
0 |
Bón thúc lần 1 khi cây có 2 - 3 lá thật |
0 |
0 |
50 |
80 |
0 |
Bón thúc lần 2 khi cây có tua cuốn |
0 |
50 |
80 |
100 |
50 |
Bón thúc lần 3 khi cây ra hoa |
0 |
100 |
0 |
100 |
60 |
Bón thúc lần 4 khi có hoa và quả rộ |
0 |
200 |
0 |
0 |
60 |
Tổng |
3000 |
500 |
130 |
280 |
170 |
*Ghi chú: Sử dụng phân bón NPK 15-15-15 + TE của công ty phân bón Bình Điền.
- Tương đương với lượng bón: 3.000 kg phân vi sinh Thăng Long + 134,8 kg N + 135,8 kg K2O + 177 kg P2O5.
+ Tỉa cây, cắm giàn:
- Khi cây được 2 lá thật bắt đầu tiến hành tỉa dặm, chỉ để lại mỗi hốc 2 cây.
- Cắm giàn theo kiểu chữ X: Khi cây bắt đầu bỏ vòi (vươn lóng dài) thì bắt đầu cắm giàn. Sử dụng cây nứa (dóc) > 2,5m để cắm giàn; mỗi hốc trồng cắm 1 cây nứa, sau đó sử dụng dây mềm buộc theo hình chữ X.
3.4 Phòng trừ sâu bệnh hại
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ các trứng, nhộng, sâu non trong đất, luân canh với cây lúa nước, ...
-Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nghành BVTV, nên sử dụng thuốc BVTV sinh học.
- Tập trung phòng trừ ở thời kỳ cây con để hạn chế thấp nhất sự phát sinh sâu bệnh trong thời gian thu quả.
3.4.1 Một số loại sâu hại và biện pháp phòng trừ
- Sâu xám: Sâu gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con. Đối với loại sâu này nên bắt bằng tay hoặc dùng thuốc ViBAM 5H rắc xung quang gốc cây hoặc trên mặt luống.
- Sâu xanh: Sử dụng một số loại thuốc: Regent 800WG, Sherpa 25EC, Xentri 35WDG, Pegasus 500SC... phun phòng với nồng độ 0,15-0,20%.
- Sâu đục trái: Sử dụng một số loại thuốc: Regent 800WG, Sherpa 25EC, Xentri 35WDG, Pegasus 500SC... phun phòng với nồng độ 0,15-0,20%.
- Rệp, bọ trĩ, bọ rầy: Sử dụng một số loại thuốc: Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200EC 0,2%, Butyl 20WP 0,2%, Actara 25WG, thuốc thảo mộc HCD 25 BHN... để phòng trừ.
3.4.2 Một số loại bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Bệnh lở cổ rễ: Sử dụng một số loại thuốc: Viben C BTN nồng độ 0,2%, Ridomil Gold 68WG nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa.
- Bệnh sương mai: Sử dụng một số loại thuốc: Ridomil Gold 68WG nồng độ 0,2-0,25%, Zineb 80WP nồng độ 0,25-0,3%, Daconil 72WP... để phun phòng và trừ.
- Bệnh gỉ sắt: Ridomil Gold 68WG nồng độ 0,2-0,25%, Zineb 80WP nồng độ 0,25-0,3%, Daconil 72WP và một số loại thuốc có chứa hoạt chất Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP), Carbendazim, Hexaconazole.
- Bệnh đốm lá: Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất như: Trichoderma viride ; Carbendazim+Hexaconazole; Mancozeb Chlorothalonil để phun phòng và trừ.
- Bệnh đốm lá vi khuẩn: Sử dụng một số loại thuốc gốc đồng và các loại thuốc có hoạt chất kháng sinh như Streptomycin, Kasugamycin để phòng trừ.
3.5 Thu hoạch, phân loại và bảo quản
3.5.1 Thu hoạch
- Bắt đầu cho thu hoạch 45 - 50 ngày sau khi gieo, cách ngày thu 1 lần. Đậu cho thu hoạch kéo dài 40 - 50 ngày với 12 -15 lứa. Khi thu dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau.
3.5.2 Phân loại và bảo quản sản phẩm
- Cần phân loại sản phẩm để đảm bảo độ đồng đều về kích cỡ, màu sắc, độ chín của quả.
- Quả sau khi thu hoạch cần nhanh chóng được đưa đến nơi tiêu thụ, hoặc phải bảo quản trong điều kiện kho mát