Ấn phẩm doanh nghiệp
Vinaseed làm gạo sạch
15/06/2018
Giữa tháng 5, Vinaseed (NSC) đã bắt tay với Nagoya Shokuryo (Nhật) để hợp tác sản xuất, kinh doanh gạo. Từ doanh nghiệp đứng đầu trong cung cấp giống lúa và các loại giống cây trồng, với cái bắt tay này, Vinaseed sẽ tiến sâu thêm vào ngành gạo.
Công ty không kỳ vọng ở lợi nhuận từ gạo mà kỳ vọng vào lợi nhuận kép khi chuỗi giá trị lúa gạo được mở rộng.
Giữa tháng 5, Vinaseed (NSC) đã bắt tay với Nagoya Shokuryo (Nhật) để hợp tác sản xuất, kinh doanh gạo. Từ doanh nghiệp đứng đầu trong cung cấp giống lúa và các loại giống cây trồng, với cái bắt tay này, Vinaseed sẽ tiến sâu thêm vào ngành gạo.
Giữa tháng 5, Vinaseed (NSC) đã bắt tay với Nagoya Shokuryo (Nhật) để hợp tác sản xuất, kinh doanh gạo. Từ doanh nghiệp đứng đầu trong cung cấp giống lúa và các loại giống cây trồng, với cái bắt tay này, Vinaseed sẽ tiến sâu thêm vào ngành gạo.
Thu mua lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Tìm đại dương xanh
Tại Đại hội cổ đông, bà Trần Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vinaseed, cho biết, Công ty không đi vào phân khúc đó mà chọn tập trung vào các mặt hàng gạo cao cấp, có thương hiệu, giá bán trên 1.000 USD/tấn. Thị trường xuất khẩu mà Vinaseed nhắm đến sẽ là Hàn Quốc, Đài Loan, Bắc Trung Quốc… Với thị trường trong nước, Vinaseed cũng có hướng đi riêng là tập trung vào phân khúc trung lưu với nhu cầu sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đây cũng là phân khúc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tỉ trọng xuất khẩu gạo. Chẳng hạn, gạo trắng cao cấp từ chỗ chiếm 21,6% tổng giá trị xuất khẩu gạo năm 2016 tăng lên 24,3% năm 2017. Đáng chú ý, năm ngoái, dù nhiều thời điểm giá gạo xuất khẩu giảm sút thì riêng giá gạo thơm xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp vẫn ổn định, với nhu cầu tăng mạnh từ Trung Quốc, Hồng Kông, Ghana, Bờ Biển Ngà… Trong chiến lược xuất khẩu gạo đến năm 2020, theo Bộ Công Thương, gạo cấp thấp sẽ giảm tỉ trọng đóng góp xuống dưới 20%, còn gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 25%; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica (giống gạo hạt tròn) chiếm khoảng 30%, nếp chiếm khoảng 20%.
Bởi thế, phân khúc gạo cao cấp ngày càng thu hút doanh nghiệp dấn bước. Nếu như 3-4 năm trước, chỉ những công ty xuất khẩu gạo lớn như Gentraco, Angimex, Vinafood 1... chuyển hướng chú ý đến gạo thương hiệu, thì nay nhiều đơn vị như Cỏ May, Ita Rice, ADC, Viễn Phú, Lộc Trời... cũng đã xây dựng thương hiệu gạo riêng.
Hiện tại, theo thống kê từ Decision Lab, ở dòng sản phẩm gạo đóng gói có thương hiệu, người tiêu dùng nhận biết và có chỉ số hài lòng cao với gạo Hạt Ngọc Trời, Vibigaba (Lộc Trời), Cò Trắng (Gentraco), An Gia (Angimex), MT Rice (Gạo Minh Tâm)... Riêng gạo thương hiệu của Vinaseed cũng đang tăng trưởng nhanh.
Nhưng để có thể khác biệt với các đối thủ, để chinh phục khách hàng, Vinaseed phải có chiến lược và những đầu tư riêng. Bắt tay với đối tác Nhật là một cách. Theo biên bản ghi nhớ, Vinaseed và Nagoya sẽ cùng nhau nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất lúa gạo (gồm giống, công nghệ canh tác, chế biến bảo quản) và kinh doanh gạo.
Trong đó, Nagoya chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyển giao công nghệ sản xuất, đặc trách thị trường quốc tế còn Vinaseed lo về sản xuất và kinh doanh trong nước.
Nagoya Shokuryo là tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất gạo, đặc biệt là gạo sạch, gạo organic tại Nhật, với doanh thu trung bình hằng năm xấp xỉ 4 tỉ yên.
Cái bắt tay với Nagoya sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Vinaseed trong lĩnh vực gạo. Bằng chứng là riêng công nghệ Nhật có thể giúp Vinaseed giảm hao hụt sau thu hoạch chỉ còn khoảng 3,5% so với mức trung bình ở Việt Nam là 14,5%. Hay giống lúa Japonica của Nagoya rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.
Dự kiến, gạo sạch mà Vinaseed và Nagoya cùng triển khai sẽ tuân thủ theo công nghệ, quy trình Nhật, được giám sát bởi các chuyên gia Nhật, để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn sạch, giữ được hương vị đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Gạo này hướng đến phân khúc cao cấp trong nước và xuất khẩu.
Trên thực tế, dự án gạo sạch này đã được Vinaseed khảo nghiệm từ năm ngoái và bước đầu đạt được kết quả khả quan về thời gian sinh trưởng, năng suất và chất lượng gạo. Nhưng với ký kết hợp tác chính thức, Vinaseed sẽ có thêm cơ sở để thực hiện mục tiêu góp phần nâng cao giá trị lúa gạo cho Việt Nam.
Về vùng trồng trọt, bà Trần Kim Liên cho biết, Công ty không có nhu cầu tích tụ ruộng đất do không thể tự đảm bảo nguồn lao động sản xuất nông nghiệp. Do vậy, Công ty sẽ chủ yếu liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân có thế mạnh đất đai và sức lao động.
Từ đây, Vinaseed sẽ hỗ trợ nông dân vốn, công nghệ và thị trường, hình thành nên các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, cùng chia sẻ lợi ích, tạo chuỗi giá trị lúa gạo bền vững. Về giống lúa, Vinaseed có lợi thế là doanh nghiệp dẫn đầu, chiếm 13,5% thị phần giống cây trồng cả nước. Ngoài ra, các công ty gạo lớn của thế giới như Nagoya, Sunrice (Úc)... muốn bắt tay với Vinaseed trong sản xuất, cung cấp giống lúa.
Đáng chú ý, dự án Trung tâm công nghiệp chế biến giống và nông sản của Vinaseed tại đồng bằng sông Cửu Long, với công suất 30.000 tấn giống/năm sẽ đi vào hoạt động trong năm sau, hứa hẹn góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong mảng lúa gạo.
Không quên cốt lõi
Dù tấn công vào thị trường gạo sạch nhưng trong chiến lược của mình, Vinaseed luôn ưu tiên giống lúa, ngô, rau, cây ăn quả và hoa. Mục tiêu mà Vinaseed hướng tới cho giai đoạn 2017-2021 là chiếm 30% thị phần giống cây trồng cả nước. Trong đó, Vinaseed sẽ đẩy mạnh hoạt động hơn nữa ở khu vực miền Nam bởi hiện tại, Vinaseed chỉ mới nắm 5,5% thị phần ở Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Để đạt mục tiêu này, Vinaseed đã thâu tóm toàn bộ Công ty Giống cây trồng miền Nam (SSC), nâng mức sở hữu từ khoảng 75% lên 93,7% vốn điều lệ. Theo bà Trần Kim Liên, triển khai M&A với SSC có lợi cho Vinaseed hơn là tự đầu tư nhà máy. Bởi SSC có sẵn nguồn lực, hệ thống cơ sở vật chất tại Cần Thơ, Cai Lậy, Lâm Hà... SSC lại có 500ha đất phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu. Đặc biệt, SSC hiện là đơn vị có hoạt động (nghiên cứu và phát triển (R&D) mạnh nhất cả nước.
Nhà máy của Vinaseed tại Hà Nam
Song song với đầu tư SSC, đầu tư nhà máy chế biến, Công ty tập trung xây dụng hệ thống phân phối. Đến nay, Vinaseed đã thiết lập được 80 đại lý thân thiết. Trong đó, có đại lý đạt khả năng phân phối hơn 3.000 tấn giống và cam kết tiêu thụ 70% sản phẩm Công ty. Về kinh doanh, Vinaseed đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng doanh thu ở mức 15-20% cho giai đoạn 2017-2021.
Vinaseed đặt tăng trưởng mạnh trên cơ sở tin tưởng dư địa thị trường giống cây trồng còn lớn, với quy mô 4,8 tỉ USD, với nhu cầu tiêu thụ khoảng 600.000 tấn giống. Trong khi đó, các công ty trong nước lại chỉ có khả năng cung cấp chưa tới 100.000 tấn giống. Năm ngoái, Vinaseed cũng chỉ tung ra thị trường 65.000 tấn giống các loại. Đến năm 2021, Vinaseed dự tính sẽ cung cấp 90.000 tấn giống.
Có thể thấy, giống cây trồng mới là ngành cốt lõi của Vinaseed, còn làm gạo sạch chỉ là một hoạt động cần thiết trong chuỗi giá trị lúa gạo mà Vinaseed muốn tập trung.Vì thế, như bà Trần Kim Liên chia sẻ, Công ty không kỳ vọng ở lợi nhuận từ gạo mà kỳ vọng vào lợi nhuận kép khi chuỗi giá trị lúa gạo được mở rộng, khi ngày càng nhiều người dân, doanh nghiệp chú ý đến sản xuất gạo. Khi đó, Vinaseed sẽ bán được nhiều giống lúa - loại giống chiếm tới 80% tổng sản phẩm giống cây trồng của Công ty.