Tin vinaseed
HƯỚNG DẪN GIEO TRỒNG GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG QJ1
24/09/2014
Là giống lúa thuần Japonica, hạt tròn, gạo trong, cơm ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu do GS.TSKH. Trần Duy Quý nhập nội và tuyển chọn.
I. Nguồn gốc: Là giống lúa thuần Japonica, hạt tròn, gạo trong, cơm ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu do GS.TSKH. Trần Duy Quý nhập nội và tuyển chọn.
II. Đặc điểm giống
- Là giống cảm ôn, nên gieo trồng được cả 2 vụ. Thích hợp vụ Xuân hơn vụ Mùa.
- Thời gian sinh trưởng: Tại các tỉnh miền núi phía Bắc vụ Xuân 130-140 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày. Tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ vụ Xuân 125-135 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày (nếu gieo sạ thời gian rút ngắn 3-5 ngày). Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian rút ngắn 3-5 ngày so với khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tại Nam Trung Bộ vụ Đông xuân 105-110 ngày; vụ Hè thu 95-100 ngày.
- Chiều cao cây 90-100 cm, lá đòng đứng, lòng mo, đẻ nhánh gọn. Hạt bầu tròn, vỏ trấu màu vàng, khối l¬ượng 1000 hạt 23-24 gram, cơm trắng, mềm, vị đậm và ngon.
- Năng suất trung bình 60-65 tạ/ha, thâm canh đạt 75-80 tạ/ha.
- Cứng cây, chống đổ tốt, chịu rét rất tốt, chống chịu sâu bệnh khá (nhiễm nhẹ khô vằn, hoa cúc trong vụ mùa), chịu thâm canh.
III. Yêu cầu kỹ thuật
- Chân đất: Thích hợp chân đất vàn, vàn cao hoặc vàn thấp có độ phì từ khá trở lên. Khả năng thích ứng rộng, thích hợp cho phát triển ở vùng núi các tỉnh phía Bắc, khu vực đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
- Thời vụ: Theo hướng dẫn của mỗi địa phương, có thể tham khảo lịch thời vụ sau:
- Khu vực miền núi phía Bắc: vụ Xuân gieo 1-15/1, cấy tuổi mạ 4,5-5,0 lá; vụ Mùa gieo 10-30/6, cấy tuổi mạ 12-15 ngày. Một số địa phương (Lạng Sơn, Cao Bằng..) thời vụ gieo chậm lại vì phụ thuộc thời tiết và nước trời.
- Khu vực Đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ: Trà xuân chính vụ, gieo mạ dược 20-30/12, cấy tuổi mạ 4,5-5,0 lá; trà xuân muộn gieo mạ 25/1-10/2, gieo mạ nền hoặc dầy xúc, cấy tuổi mạ 3-3,5 lá (nếu gieo mạ dược cấy tuổi mạ 4,0-4,5 lá); vùng núi Đông Bắc gieo mạ đầu tháng 3, cấy trước 5/4. Vụ Mùa gieo mạ 1- 10/6, cấy tuổi mạ 12-15 ngày.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: vụ Xuân gieo 10-31/1, tuổi mạ cấy 3-3,5 lá với mạ dày xúc (4-4,5 lá với mạ dược); vụ Hè thu gieo 20/5-5/6, cấy tuổi mạ 12-15 ngày.
- Khu vực Nam Trung bộ: Vụ Đông xuân sạ 20/12-15/1; vụ Hè thu sạ 20/5-5/6.
- Phân bón: Để đạt năng suất cao cần bón phân cân đối, tập trung, bón sớm và khuyến cáo sử dụng phân tổng hợp NPK bón lót và bón thúc. Lượng phân bón tùy theo từng loại đất, trên chân đất trung bình bón:
* Đối với phân tổng hợp NPK: Dùng phân tổng hợp NPK Văn Điển bón cho lúa:
- Bón lót (trước khi bừa cấy): Bón 7-8 tấn phân hữu cơ (hoặc 2000 kg phân vi sinh) + 560-700 kg/ha phân NPK (5:10:3).
- Bón thúc (khi lúa bén rễ hồi xanh): Bón 280-340 kg/ha phân NPK (16:5:17) + 30 kg phân đạm urê cho vụ Xuân; bón 250 - 300 kg/ha phân NPK (16:5:17) + 30 kg đạm urê cho vụ Mùa kết hợp làm cỏ sục bùn.
* Đối với phân đơn:
Loại phân |
ĐVT |
Vụ Xuân |
Vụ Mùa, Hè thu |
||||
1ha |
1sào BB (360m2) |
1sào TB (500m2) |
1ha |
1sào BB (360m2) |
1sàoTB (500m2) |
||
Phân hữu cơ |
tấn |
8-10 |
0,3-0,4 |
0,4-0,5 |
8-10 |
0,3-0,4 |
0,4-0,5 |
Đạm Urea |
kg |
200-220 |
7-8 |
10-11 |
180-200 |
6,5-7 |
9-10 |
Supe lân |
kg |
450-500 |
16-18 |
23-25 |
450-500 |
16-18 |
23-25 |
Kaliclorua |
kg |
140-160 |
5-6 |
7-8 |
160-180 |
6-6,5 |
8-9 |
- Cách bón: Bón lót (trước khi bừa cấy) toàn bộ phân hữu cơ hoặc phân vi sinh, phân lân + 40% phân đạm + 20% phân kali ; bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% phân đạm + 30% phân Kali; bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái) bón lượng phân còn lại.
*Khuyến cáo: Nên bón nuôi hạt bằng KH2PO4 kết hợp phòng trừ các bệnh lem lép hạt , hoa cúc bằng thuốc Tilsuper. Phun thuốc Tilsuper 2 lần/vụ: lần 1 khi lúa bắt đầu trỗ và lần 2 phối hợp cùng với 3 kg KH2PO4 cho 1 ha khi lúa trỗ xong.
- Phân bón qua lá: Max.Kali – Humate, KH, Atonic, Komic, MĐ101…. phun vào thời điểm lúa đẻ nhánh, lúa trỗ 5-10%. Nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
- Chăm sóc: Giữ đủ nước, tỉa dặm kịp thời, bón thúc sớm cho lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, phát triển cân đối, có nhiều bông hữu hiệu, hạn chế sâu bệnh.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra các loại sâu bệnh, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ Thực vật địa phương.Nên sử dụng thuốc AmistarTop325EC hoặc Antracol 70WP + Nativo 750WG để phòng trừ tổng hợp nhiều loại bệnh.
- Thu hoạch: Gặt lúa vừa độ chín, phơi nắng nhẹ, không phơi quá mỏng, để đảm bảo chất lượng của giống.
* Lưu ý:
- Thời vụ gieo cấy tùy theo lịch thời vụ của mỗi địa phương.
- Tuyệt đối không được bón đạm lai nhai. Có thể sử dụng các loại phân tổng hợp NPK khác, bón theo hướng dẫn trên bao bì.
-Hạt giống có tính ngủ nghỉ sâu nên có biện pháp phá ngủ khi sử dụng giống chuyển vụ từ vụ xuân sang vụ mùa.