Truyền thông
Nâng tầm thương hiệu thông qua đồng hành phát triển xanh và bền vững
16/10/2023
Ngày 15/10/2023, Tại Diễn đàn Kinh tế Xanh vì một quốc gia phát triển bền vững do Hiệp hội Công nghiệp và Môi trường Việt Nam tổ chức, chương trình nhằm hướng các doanh nghiệp hướng tới chuyển dịch xanh trong mục tiêu góp phần thúc đẩy tiến trình “chuyển đổi xanh”, đưa nền kinh tế Việt Nam theo hướng “tăng trưởng xanh”, bền vững, thực hiện cam kết của Việt Nam tại LHQ về Net-zero phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050. Tại diễn đàn, Vinaseed vinh dự được Ban tổ chức vinh danh TOP 10 doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững tiêu biểu.
Ảnh: Vinaseed vinh dự được vinh danh TOP10 doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững tiêu biểu.
Chuyển đổi xanh đang là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Vinaseed, Vinaseed tập trung theo đuổi sứ mệnh Net zero, chủ động, tích cực chung tay giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu góp phần mang lại cuộc sống tốt hơn, an toàn hơn, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng ở cả hiện tại và tương lai. Trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng lúa gạo toàn cầu, Vinaseed nhận thức những tín hiệu về hàng rào xanh liên quan đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường đang trở thành những ưu tiên hàng đầu của các nhà mua hàng lớn, nổi tiếng trên trên thế giới, đặc biệt tại các thị trường khó tính.
Các hoạt động xanh hóa tại Vinaseed:
Sản phẩm xanh: Vinaseed tập trung nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao những giống cây trồng mới có khả năng chống chịu với sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển được ở cả những vùng có điều kiện canh tác và khí hậu khắc nghiệt (chịu mạn, hạn và úng). Tất cả đều quyết tâm cải thiện chuỗi giá trị gạo của ĐBSCL.
Phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu:
Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo an toàn, tổ chức chuyển giao kỹ thuật giống cây trồng, ứng dụng và chuẩn hóa các giải pháp canh tác bền vững: SRI, quản lý dịch hại tổng hợp IPM; áp dụng quy trình sản xuất sạch chứng nhận VietGap, ứng dụng quản lý Farm Record để truy xuất nguồn gốc, sử dụng phân bón thông minh chậm phân hủy, thuốc bảo vệ thực vật gốc sinh học thế hệ mới góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, giảm tồn dư thuốc BVTV và hàm lượng Nitorat trong sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho bà con nông dân.
Áp dụng giải pháp thâm canh lúa cải tiến SRI: là một chuỗi các biện pháp canh tác liên hoàn góp phàn giảm hóa chất trừ sâu bệnh, điều tiết nước hợp lý hướng tới môi trường không độc hại. Kết quả áp dụng SRI thực tế giảm tới 30% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống, điều này rất hữu ích trong điều kiện khan hiếm nguồn nước tưới như hiện nay. Mặt khác, việc rút cạn nước theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa (giảm giữ nước trên đồng ruộng) sẽ làm giảm độ chua, hạn chế đáng kể lượng khí methan thải vào không khí, kích thích bộ rễ phát triển, tăng khả năng đẻ nhánh, tăng khả năng chịu hạn, tăng khả năng chống đổ và tăng sức chống chịu sâu bệnh hại. Ngoài ra do bón tăng lượng phân hữu cơ, cân đối NPK nên đã làm giảm lượng đạm tự do trong đất, cùng với việc giảm sử dụng thuốc BVTV, đã giảm phát thải khí CH4, N2O - là những loại khí gây phát thải khí nhà kính.
Ảnh: Mô hình cánh đồng lúa ứng dụng công nghệ 4.0 Công ty phối hợp với H. Tháp Mười tổ chức
Ứng dụng chuyển đổi số toàn diện hướng tới sản xuất xanh và bền vững: bao gồm chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp (văn phòng không giấy), ứng dụng IoT trong sản xuất nông nghiệp (sử dụng phần mềm quản trị sản xuất Farm Record, hệ thống tưới nhỏ giọt và quản lý dinh dưỡng tự động bằng smart phone,...).
Các dự án Nông nghiệp công nghệ cao (Hà Nam, Khoái Châu, Ba Vì) được triển khai sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Nhà máy xanh:
Trong quá trình setup nhà máy mới, vấn đề quan tâm đến môi trường luôn đặt lên hàng đầu. Sử dụng công nghệ hiện đại để làm giảm phát thải, vật liệu thân thiện với môi trường.
Tiết kiệm năng lượng tiêu hao, khai thác năng lượng mới, có khả năng tái tạo như điện mặt trời áp mái (tại nhà máy Vinarice), thiết kế sinh thái đối với nhà máy và văn phòng làm việc, sử dụng các vật liệu bao bì có khả năng tái chế
Nâng cao nhận thức người lao động trong việc bảo vệ môi trường, tham gia vào cac dự án bảo vệ môi trường, chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với những thách thức do tác động của biến đổi khí hậu.
Ảnh: Đoàn chuyên gia DFCD thăm đồng ruộng sản xuất giống thích ứng với BĐKH của Công ty tại Cờ Đỏ